Theo học ngành Điện công nghiệp

Theo học ngành Điện công nghiệp

Nếu hỏi về định hướng nghề nghiệp và đào tạo ngành điện công nghiệp, thì câu trả lời gần như chắc chắn hầu hết các trường đào tạo về kỹ thuật tại Việt Nam đều có ngành điện. Lý do là ở cái thời buổi công nghiệp hóa này, gần như tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến điện nên nhu cầu nhân lực về ngành điện luôn có nhiều

SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...

Đặc biệt đây là một ngành học đòi hỏi phải được thực tập nhiều nên trong quá trình học, mỗi sinh viên cũng phải trải qua hàng chục phần thực hành khác nhau. Ở các bậc CĐ, THCN và CNKT, tuy lượng kiến thức được đào tạo không nhiều như bậc ĐH, CĐ nhưng người học có cơ hội được thực hành nhiều hơn.

Kỹ sư ngành điện công nghiệp có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện công nghiệp - điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.

Ngoài ra, kỹ sư điện công nghiệp - điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và các công ty trực thuộc... Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT (một số trường ĐH, CĐ cũng đào tạo ngành điện - điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT) có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.

Ngày đăng: 2/27/2019 Lượt xem: 1723