Học nghề Hàn có vất vả, nặng nhọc?

Nghề vất vả, nặng nhọc
Hàn là một nghề chuyên sử dụng thiết bị chuyên dụng để gắn kết các mảnh, khối kim loại với nhau. Tuy nhiên, để trở thành một người thợ hàn bậc cao, đòi hỏi người học phải có sức khỏe, kiên trì và đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe khác.
Có các loại hàn như hàn que, hàn điện, hàn điện cực lõi thuốc, hàn chìm… Mỗi phương pháp đều đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Hiện một số trường có đào tạo hàn cao cấp 6G (6 tư thế hàn khó nhất), trong khi thông thường chỉ hàn 3G (3 tư thế).
Người học sau khi tốt nghiệp nghề hàn đảm nhận được các vị trí công việc như hàn kết cấu thép, hàn đường ống áp lực cho các dự án lọc hóa dầu, hàn vỏ tàu, các đường ống trong tàu thủy, hàn trong công nghệ chế tạo khung gầm ô tô, hàn bồn bể áp lực hàn bồn bể áp lực, đường ống trong nhà máy nhiệt điện và các nhà máy sản xuất…
Các trường có đào tạo nghề hàn: C CĐ  Bách khoa Việt Nam, CĐ Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, CĐ nghề Lilama 2, CĐ nghề Nguyễn Trường Tộ, CĐ nghề số 7, TC nghề số 7, TC nghề Xây lắp điện, TC nghề Suleco, TC nghề Công nghiệp tàu thủy II…
Không gian làm việc của người thợ hàn có thể ở trong nhà, nhưng cũng có thể ở ngoài trời nắng nóng, khi thì ở trên độ cao chênh vênh khi thì ở trong hầm tối… Cho nên, hàn là một nghề nằm trong danh sách các nghề nặng nhọc, nguy hiểm.
Làm việc trong, ngoài nước với mức lương cao
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH, nhìn nhận: “Hàn là nghề có môi trường làm việc khá nặng nhọc nên ít người học vì sợ vất vả. Tuy nhiên, nghề nào cũng có những vất vả riêng. Chính vì thế, nhân lực ngành hàn hiện rất hiếm, các trường đào tạo ra bao nhiêu được doanh nghiệp tuyển dụng bấy nhiêu. Nếu tay nghề bậc cao, làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài, mức lương có thể lên đến cả ngàn đô”.
CAO ĐẲNG BÁCH KHOA VIỆT NAM
Ngày đăng: 5/10/2018 Lượt xem: 1458