Theo ông Mục, tại Việt Nam, điều dưỡng chiếm 70% nhân lực bệnh viện và hoạt động chăm sóc điều dưỡng cũng chính là chăm sóc người bệnh.
So với các nước khu vực ASEAN, các bệnh viện của nước ta thiếu điều dưỡng nghiêm trọng, thêm vào đó điều dưỡng viên phải làm công việc hành chính giấy tờ quá nhiều, không đủ thời gian chăm sóc người bệnh.
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy thiếu điều dưỡng người bệnh thiệt thòi do tăng nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng sai sót chuyên môn và tang tỷ lệ t..ử v0ng.
Để đạt được tỷ lệ điều dưỡng theo đầu dân tương đương với Thái Lan phải tăng số điều dưỡng viên lên gấp 2 lần, bằng Malaysia phải tăng điều dưỡng gấp 3 lần và bằng tỷ lệ điều dưỡng theo dân số của Nhật Bản phải tăng điều dưỡng lên gấp 12 lần hiện nay.
Trước đây, không chỉ có bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên mà cả hộ lý cũng tham gia trực bệnh viện.
Hoạt động chăm sóc người bệnh vẫn cần hộ lý hoặc chăm sóc viên để thực hiện các công việc đơn giản như: thay ga, trải giường, vệ sinh người bệnh, vận chuyển người bệnh, ghi hồ sơ hành chính, lấy mạch nhiệt độ… không nhất thiết phải sử dụng điều dưỡng cao đẳng và đại học.
Mô hình nhân lực điều dưỡng các nước vẫn sử dụng 20-30% hộ lý hoặc chăm sóc viên thực hiện các công việc chăm sóc người bệnh cơ bản không mang tính kỹ thuật.
Ông Mục cũng nhấn mạnh: chỉ khi đánh giá được vai trò và vị trí của người điều dưỡng trong bệnh viện, đồng thời tạo ra những cơ chế chính sách phù hợp, lúc đó người bệnh mới thực sự là trung tâm của mọi chăm sóc y tế.
Theo : VTV