Ngành điện công nghiệp – một tương lai vững bền.

Ngành điện công nghiệp nằm trong top 10 nhóm ngành đang thiếu hụt lao động trầm trọng tại Việt Nam (theo Falmi). Ngành này không phải là mới nhưng do nhiều người chưa hiểu rõ bản chất, cũng như những giá trị mà nghề này đem lại nên đã xem nhẹ hoặc bỏ qua nó.

1. Học điện công nghiệp là học gì

Ngành điện công nghiệp có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ ổn định và phát triển các hệ thống truyền tải điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nhiệp, thương mại, dịch vụ và cà dân sinh

Những công nhân, kỹ sư ngành điện công nghiệp là những người chuyên thực hiện các hoạt động như lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện, kiểm tra và bảo trì cho các hệ thống thiết bị điện cho nhà máy, khu dân cư, khu công nghiệp hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác nhau.


2. Tương lai của ngành điện công nghiệp

Theo một báo cáo của Tổng cục Dạy nghề cho biết, điện công nghiệp (điện CN) là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với 6.685 chỉ tiêu. Đồng thời nhân lực cho ngành này hiện nằm trong top 10 các nghề đang thiếu hụt lao động lớn nhất tại Việt Nam.

Nguyên nhân cho sự khan hiếm này là vì phát triển công nghiệp là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong đó, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,0-12%/năm. Để đạt được những chỉ tiêu trên thì nhất định phải có sự gia tăng về quy mô các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc cần phát triển các hệ thống và mạng lưới điện công nghiệp.

Chính sách này là nguyên nhân để chúng ta khẳng định ngành sửa chữa điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng trong tương lai không xa.

Một công nhân đang sửa chữa - bảo trì một tủ điện công nghiệp

3. Vị trí làm việc và mức lương của nghề sửa chữa điện công nghiệp

Điện công nghiệp có mặt tại hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, vì vậy những học viên theo nghề này có cơ hội làm việc tại rất nhiều các công ty, xí nghiệp hoặc nếu không thích thì có thể tự mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ hay hành nghề tự do. Những người có năng lực cao hơn thì hoàn toàn có thể trở thành những quản lý, giám sát hoặc trưởng bộ phận của bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào có sử dụng hệ thống điện công nghiệp.

Những người công nhân phụ trách hệ thống điện có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ cần mất điện đột ngột hoặc một vài phút thì thiệt hại gây ra là vô cùng lớn.

Mức thu nhập của ngành này thì tùy thuộc vào tay nghề chứ không phụ thuộc vào bằng cấp. Với những người mới ra trường mức lương dao động từ 3 – 5 triệu/tháng, nhưng chỉ sau một năm mức lương có thể lên đến 7 – 10 triệu/tháng. Còn nếu bạn có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 – 20 triệu là bình thường.

Nếu bạn muốn học điện công nghiệp thì bạn có thể tìm đến Trường Cao Đằng Bách Khoa Việt Nam. Sinh viên của trường sẽ có những hiểu biết nhất định về ngành này và đủ khả năng thực hiện các công việc như:
- Thiết kế tủ điện bảo vệ chống mất pha, quá tải
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, quạt công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp
- Lắp đặt tủ điện thông minh tự động chuyển nguồn, mạch cầu thang chuyển hàng, mạch cầu thang máy PLC….

Ngày đăng: 4/26/2018 Lượt xem: 2069