Trong bài này sẽ giới thiệu cùng bạn một số mạch điện dùng trong công nghiệp. Những mạch điện tuy không phức tạp nhưng thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế.
Đối với các mạch điện công nghiệp thông thường thì nguồn điện thường được chia làm 2: nguồn động lực dùng cho các thiết bị chính như động cơ, và nguồn điện điều khiển dùng cho các thiết bị đóng cắt và điều khiển.
Trong đó
+ L1,L2,L3,N: là ký hiệu các pha điện của nguồn điện 3 pha
+ CB cầu giao, Fuse: Cầu chì
+ K11: khởi động từ, OLD: Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải
Với mạch điều khiển khởi động động cơ dùng khởi động từ trên nhìn từ trái qua phải ta có: nút nhất dạng duy trì (OFF) dùng để tắt động cơ, công tắc thường mở (ON) dùng để bật động cơ chạy, tiếp điểm thường mở khởi động từ (K12) dùng để duy trì trạng thái của công tắc ON, cuộn hút khởi động từ (K11) dùng hút các tiếp điểm cơ khí của khởi động từ cấp điện cho động cơ, tiếp điểm rơ le nhiệt (OLR) dùng để ngắt mạch tắt tắt động cơ khi quá tải.
Mạch điện này được nuôi bằng nguồn điện 1 pha 220VAC, hoặc sử dụng thiết bị nguồn nuôi 24VDC để đảm bảo an toàn (K11 được nối qua rơ le trung gian hoặc phải mua loại 24VDC).
Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp
Khá giống mạch điện khởi động động cơ điện ba pha bằng khởi động từ đơn phái trên, trong mạch này chúng ta có thêm bộ nút nhất liên động JOG (gồm 2 tiếp điểm thường mở và thường đóng nối liên động với nhau). Nút bấm này dùng để dùng trong chế độ chúng ta tạo lực ấn liên tục thì động cơ khởi động và chạy, khi không ấn thì động cơ dừng hoạt động.
Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp
Mạch điện này được lắp đặt với mục đích giúp chúng ta có thể bật tắt động cơ 2 vị trí khác nhau bằng cách mở rộng bộ nút bấm ON/OFF. Bằng cách tương tự cũng có thể tạo ra mạch điện khởi động và tắt động cơ ở nhiều vị trí khác nhau băng cách tăng số lượng nút bấm ON/OFF.